11

MES - PHẦN MỀM THỰC THI SẢN XUẤT

MES - PHẦN MỀM THỰC THI SẢN XUẤT

Trong giai đoạn dịch chuyển từ truyền thống sang nền công nghiệp 4.0, những ý tưởng sử dụng công nghệ số trong việc vận hành nhà máy đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp và xu hướng tiến đến việc vận hành nhà máy thông minh (Smart Factory). Các nhà quản lý cần có tầm nhìn trực tuyến của sự hoạt động của nhà máy, họ cần ra quyết định kịp thời dựa trên những gì đang diễn ra tại nhà máy chứ không từ lượng thông tin đã cũ. Trong bối cảnh trên, những công cụ đổi mới đáp ứng linh hoạt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại đặc biệt thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, và giải pháp “MES - Manufacturing Execution System- hệ thống điều hành sản xuất” sẽ đáp ứng được những nhu cầu trên và có thể áp dụng như một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán số hóa của việc vận hành của bộ máy sản xuất.


Phần mềm thực thi sản xuất – MES
Từ đầu những năm 1990, khi các giải pháp phần mềm hệ thống ERP (Enterprise Requirements Planning: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) bắt đầu được triển khai cho các doanh nghiệp, có một sự thiếu sót và thiếu liên kết giữa hệ thống ERP và bộ máy sản xuất (Shop Floor).
MES (Manufacturing Execution Systems: phần mềm thực thi sản xuất) là giải pháp được đề xuất nhằm giải quyết những lỗ hổng liên kết giữa hệ thống ERP và việc thực thi sản xuất.
MES là hệ thống giải pháp phần mềm có những chức năng như theo dõi, giám sát, lưu trữ, cập nhật liên tục thông tin từ nhà máy và khu sản xuất trong thời gian thực.
Hệ thống MES có thể được sử dụng nhằm giúp người ra quyết định sản xuất nắm rõ được thông tin, hiện trạng tại nơi sản xuất từ đó tối ưu và cải tiến quy trình, hoạt động sản xuất.


Hiệp hội phi lợi nhuận về Tự động hóa Quốc Tế - ISA (International Society of Automation) đã cho ra đời ISA-95, một tiêu chuẩn công nghiệp hướng dẫn thiết kế, triển khai hệ thống thực thi sản xuất MES cho các tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa. Tiêu chuẩn ISA-95 giúp sự triển khai của hệ thống thực thi sản xuất MES sẽ được đồng bộ với các giải pháp và hệ thống khác của doanh nghiệp và quá trình phát triển cũng sẽ được tối ưu hơn.
Hệ thống MES mang đến những lợi ích thực tiễn gì cho doanh nghiệp?
Nói một cách dễ hiểu nhất, ta có thể xem hệ thống MES là một trung gian tích hợp các giải pháp phần mềm khác nhau như ERP, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vòng đời sản phẩm ... các lợi ích chính mà MES mang lại bao gồm:

  • Loại bỏ việc nhập liệu thủ công lệnh sản xuất.
  • Đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu đặt ra của các quy trình sản xuất.
  • Cải thiện và tuân thủ theo các quy trình sản xuất.
  • Cải thiện việc quản lý, nhìn nhận, phân tích chuỗi cung ứng.
  • Linh hoạt, giảm thiểu thời gian sản xuất sản phẩm ra thị trường.
  • Giảm thiểu thời gian tái sản xuất.
  • Giảm chi phí nhân công, máy móc.
  • Tăng chất lượng sản phẩm.
  • Tăng việc tối ưu hóa máy móc sản xuất.

Bên cạnh đó, MES có những giao diện thân thiện với người sử dụng, trong suốt quá trình hoạt động, người dùng có thể chủ động linh hoạt tăng hoặc giảm trách nhiệm sử dụng thiết bị đúng lúc, điều này giúp việc vận hành linh động giúp tăng công xuất của bộ máy sản xuất.

Ứng dụng hệ thống MES tại Việt Nam
Hệ thống MES vẫn chưa được triển khai rộng rãi đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do sử dụng các loại máy móc thiết bị cũ, nhiều chủng loại gây khó khăn trong việc chuẩn hóa dữ liệu và kết nối. Chính vì thế, các chủ doanh nghiệp cần có một đơn vị tư vấn giàu kinh nghiệm giúp việc xác định đúng nhu cầu hoạt động và các tầng lớp nâng cấp các thiết bị sản xuất nếu cần thiết, từ đó triển khai hệ thống MES thành công.

ESTEC là nhà cung cấp chính thức giải pháp MES của Siemens tại Việt Nam cho tự động hóa nhà máy và tự động hóa công nghiệp quy trình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn ứng dụng MES vào hệ thống vận hành sản xuất hiện tại của khách hàng.

Tư vấn giải pháp miễn phí cho bạn
(+84) 28 5446 4649 Để lại lời nhắn Facebook chat Facebook chat